Hầu hết ở các đền và phủ đều có cung thờ Sơn Trang. Cung Sơn Trang ( hay còn gọi Động Sơn Trang) thường được bài trí là một động đá có Chúa Sơn Trang và các Cô Sơn Trang ngự. Vậy Chúa Sơn Trang có phải là vị thánh nằm trong hệ thống Tứ Phủ hay không và tục thờ Sơn Trang có từ bao giờ và thờ ai? Đây là một câu hỏi mà ai đi lễ đền; phủ đều muốn biết.
Tục thờ Sơn Trang có từ bao giờ?
Tục thờ Sơn Trang là một tục thờ tối cổ của người Việt, ra đời từ thời Âu Lạc, cách đây cỡ 2000 năm. Còn tục thờ Tứ Phủ có lẽ chỉ thịnh hành khi có xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh cách đây hơn 600 năm. Như vậy, tục thờ Sơn Trang ban đầu là một tín ngưỡng thờ Mẹ rừng có từ trước khi Mẫu Liễu Hạnh ra đời.
Tại sao Cung Sơn Trang lại được phối thờ trong các đền phủ theo tín ngưỡng Tứ Phủ
Khi xuất hiện Mẫu Liễu Hạnh. Triều đình nhà Lê đã phong Chúa Sơn Trang là “Lê Mại Đại Vương”. Kể từ đó Chúa Sơn Trang trở thành Mẫu Thượng Ngàn đứng ngôi thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Như vậy, Tín ngưỡng thờ Tứ Phủ được coi là sự kết hợp hài hòa của tục thờ Mẫu Liễu Hạnh và tục thờ Sơn Trang.
Chúa Sơn Trang là ai?
Theo tác giá Đồng Âm thì ngự tại Cung Sơn Trang (hay Tòa Sơn Trang) là Tam Tòa Sơn Trang. Tam Tòa Sơn Trang bao gồm:
– Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Sơn trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công chúa.
– Sơn Trang Đệ Tam: Sơn Trang đệ tam Diệu Nghĩa thiền sư Quế Hoa công chúa.
Đây là ba Chúa Sơn Trang có từ thời Vua Hùng, cả 3 ngôi này đều được coi là ba hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn. Bởi Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bắc Lệ chính là La Bình Công Chúa; tại Đền Suối Mỡ chính là Quế Hoa Công Chúa, còn tại đền Đông Cuông là Lê Mại Đại Vương Công Chúa.
Mẫu Thượng Ngàn cai quản tam thập lục động, thập nhị tiên nàng, bát bộ sơn trang. Trong tòa Sơn trang chia ra làm 12 chốn Mán, 12 chốn Mường, 12 chốn man di Thổ tộc cho nên mới gọi là tam thập lục động sơn lâm sơn trang, và 82 cửa rừng, 72 cửa biển, bát bộ sơn trang (8 tướng trai), thập nhị bộ tiên nàng (12 tướng gái).
Bát Bộ Sơn Trang là ai?
Theo tương truyền Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được ông Đỗ Đống, Ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương, sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý, Trần, Lê. Nhân dân ta gọi là 8 tướng sơn trang, Cai quản Các Lũng, Các Nương Núi Rừng, gồm: Đỗ Trinh, Đỗ Triệu, Đỗ Hiệu, Đỗ Trung, Đỗ Bích, Đỗ Trương, Đỗ Cường, Đỗ Dũng.
Chất liệu dùng để làm Tượng Chúa Sơn Trang đẹp
Gỗ được chọn để làm tượng chúa Sơn Trang ở đây là gỗ mít
Ưu điểm của Gỗ Mít đó là rất dễ tìm, thớ mềm, không nứt, lại nhẹ ít cong vênh, mặt gỗ lại mịn, dễ chạm khắc, không bị mối mọt và có tuổi thọ rất lâu hàng chục hoặc hàng trăm năm. Thời xưa, chỉ những gia đình có chức sắc, quyền quý giàu có mới có thể sử dụng được các đồ thờ bằng gỗ mít. Nên loại gỗ này biểu tượng cho sự giàu sang, sang trọng và phú quý của nhà giàu.
Ngoài ra Tượng chúa Sơn Trang đẹp còn được làm theo phương pháp cổ truyền là dùng đất xét trộn đều với giấy bản, mùn cưa phủ lên cốt gỗ. hay còn gọi tượng làm như vậy là tượng cốt gỗ đắp thổ
Mua Tượng Chúa Sơn Trang đẹp ở đâu? giá bao nhiêu?
Xưởng làm đồ thờ – Gian thờ việt chuyên làm Tượng chúa Sơn Trang với rất nhiều mẫu đẹp được nhiều khách hàng lựa chọn. Chúng tôi có nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề chạm khắc ra nhiều hình ảnh đẹp hài hòa.
Để chọn mua Tượng chúa Sơn Trang ưng ý, quý khách hàng xem qua những mẫu dưới đây. Hãy gọi điện trực tiếp cho chúng tôi qua sđt 0902 110 790 – 0973 663 197 để được hỗ trợ tư vấn
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Trọn bộ tượng và động sơn trang điện thờ cô đồng vĩnh phúc
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang
Tượng Chúa Sơn Trang