Thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét văn hóa mà còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, cội nguồn. Chính vì vậy, để thể hiện lòng thành kính được trọn vẹn nhất việc tìm hiểu và chuẩn bị các vật phẩm thờ cúng một cách đầy đủ là vô cùng quan trọng. Cùng Gốm Tâm Linh tìm hiểu về ý nghĩa của các vật phẩm thờ cúng qua bài viết dưới đây nhé.
Không gian thờ tự.
Từ xa xưa, dân tộc Việt đã có tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà, .., điều này dựa trên cơ sở niềm tin về sự tồn tại vĩnh viễn của các linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng linh hồn ông bà, cha mẹ sẽ về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Chính vì vậy Không gian thờ cúng luôn là nơi người dân Việt Nam đặt ở vị trí trang trọng nhất. Dù gia đình khá giả hay nghèo khó thì việc bài trí không gian thờ cúng luôn được coi trọng và chăm chút cẩn thận.